Kinh tế Libya

Bài chi tiết: Kinh tế Libya
Thủ đô Tripoli của Libya với sự thịnh vượng nhờ phát triển dầu khí

Kinh tế Libya phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn thu từ lĩnh vực dầu khí, trên thực tế chiếm toàn bộ nguồn thu từ xuất khẩu và khoảng một phần tư GDP. Các nguồn thu từ dầu khí đó cộng với số lượng dân chúng nhỏ khiến Libya trở thành một trong những quốc gia có GDP trên đầu người cao nhất châu Phi và cho phép nước này cung cấp cho người dân một hệ thống an sinh xã hội cao và rộng rãi đáng kinh ngạc, đặc biệt trong lĩnh vực nhà ở và giáo dục[14]. So sánh với các nước láng giềng theo định hướng thị trường, Libya có mức nghèo tuyệt đối và tương đối khá thấp. Trong ba thập kỷ qua, các nhà lãnh đạo Libya đã có những nỗ lực thực hiện quá trình cải cách kinh tế như một phần của chiến dịch rộng lớn hơn nhằm tái hòa nhập cộng đồng quốc tế[4]. Nỗ lực này càng gia tăng sau khi những biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc được dỡ bỏ vào tháng 9 năm 2003, và khi Libya thông báo vào tháng 12 năm 2003 rằng họ sẽ từ bỏ các chương trình sản xuất vũ khí giết người hàng loạt[50].

Thành phố cổ ở Tripoli - (El-Madina El-Kadima) - nằm giữa trung tâm thành phố, là một trong những địa điểm cổ điển của Địa Trung Hải

Libya đã bắt đầu chấp nhận đáp ứng các sức ép kinh tế, chính trị quốc tế để tiến hành cải cách theo phương hướng thị trường và đã tự do hóa nền kinh tế mang phương hướng xã hội của mình. Những bước đi đầu tiên — gồm xin gia nhập WTO, giảm một số khoản trợ cấp và thông báo các kế hoạch tư nhân hoá — đang tạo nền tảng cho một quá trình chuyển tiếp tới một nền kinh tế dựa trên thị trường[51]. Các lĩnh vực sản xuất phi dầu khí và xây dựng, vốn chiếm khoảng 20% GDP, đã được mở rộng thêm nhiều mặt hàng mới như hóa dầu, sắt, thépnhôm thay vì đơn thuần là chế biến các sản phẩm nông nghiệp như trước kia. Các điều kiện khí hậu và đất đai bạc màu hạn chế rất nhiều năng suất nông nghiệp, và Libya phải nhập khẩu khoảng 75% lương thực[4].

Nền kinh tế Libya được coi là đã chín muồi để thực hiện hiện đại hóa và cho đầu tư nước ngoài[52]. Dưới thời thủ tướng trước, Shukri Ghanem và thủ tướng hiện nay Baghdadi Mahmudi, nước này trải qua một giai đoạn bùng nổ thương mại. Nhiều ngành công nghiệp do chính phủ quản lý thời trước đang được tư nhân hoá. Đa số các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đã được dỡ bỏ; tới tháng 5 năm 2006, những biện pháp cuối cùng còn lại cũng đã được xếp đặt kế hoạch đưa ra trước lưỡng viện Hoa Kỳ để được thông qua. Continental Airlines hiện đang chào các tour du lịch tới Libya. Nhiều công ty dầu lửa quốc tế đã quay lại nước này, như ShellExxonMobil[53]. Du lịch cũng đang phát triển, khiến lượng nhu cầu về phòng khách sạn và khả năng vận chuyển của các sân bay như Sân bay quốc tế Tripoli tăng lên. Chương trình hiện đại hóa các sân bay ở Libya trị giá nhiều triệu đôla gần đây đã được chính phủ thông qua nhằm đáp ứng các yêu cầu đó[54].

Và cũng dưới chế dộ của Ghadafi, tỷ lệ biết chữ đã tăng từ 10% lên 90% tuổi thọ trung bình tăng từ 57 lên 77 tuổi quyền bình đẳng được bảo vệ cho phụ nữ và người da đen, cơ hội việc làm được nâng cao cho các công nhân nhập cư và hệ thống phúc lợi đã được đầu tư cho phép người dân tiếp cận với giáo dục và chăm sóc y tế miễn phí cũng như hỗ trợ về nhà ở[55]. Dòng sông Nhân Tạo là dự án tưới tiêu lớn nhất thế giới[56][57] cũng được đào để cung cấp nước ngọt cho Libya[55]. Ngoài ra, việc hỗ trợ tài chính cũng được cấp cho các đại học để trao học bổng và chương trình phát triển việc làm[58]. Do vậy, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Libya được xếp vào mức cao trên thế giới, thứ hạng 58/177 nước năm 2005[59]. Và Libya không hề có nợ nước ngoài dưới chế độ của Gaddafi[60].

Tuy vậy, tỷ lệ thất nghiệp tại Libya được ước tính là 30% hoặc nhiều hơn[61]. Hình thức chủ nghĩa xã hội đặc biệt của Libya cung cấp miễn phí giáo dục, y tế và trợ cấp nhà ở và giao thông vận tải được bao cấp.

Tuy nhiên theo báo BBC Anh quốc, mức lương tại Libya rất thấp và sự giàu có của nhà nước và lợi nhuận từ đầu tư nước ngoài chỉ đem lại lợi lộc cho một tầng lớp thượng lưu nhỏ.[61] Theo tờ báo Hoa Kỳ Los Angeles Times, các quan chức cao cấp của chính quyền mới ở Libya cáo buộc Đại tá Moammar Gadhafi đã bí mật tẩu tán hơn 200 tỷ USD trong các tài khoản ngân hàng, địa ốc và các khoản đầu tư khắp thế giới trước khi ông ta chết. Các quan chức này cho rằng, trong 42 năm cầm quyền, Gadhafi đã biển thủ các nguồn tài trợ nhằm thu lợi cho gia đình và bộ tộc của ông.[15] Theo tờ báo Anh quốc Daily Mail, Ông Gaddafi được cho là có khoảng 170 tỷ USD tài sản ở nước ngoài, phần lớn trong số đó đã bị phong tỏa kể từ đầu năm 2011.[62]

Tuy nhiên các con số trên chưa được chứng minh là sự thật.[15] Thực tế, con số 200 tỷ USD được gán cho Gaddafi thực chất là số tiền thuộc sở hữu hợp pháp của các tổ chức nhà nước như Ngân hàng Trung ương LibyaCơ quan Đầu tư Libya, quỹ tài sản có chủ quyền của Libya. Do đó, các quỹ của Libya dưới thời Gaddafi cũng tương tự như các quỹ tài sản có chủ quyền của các nước khác. Liên minh châu Âu cũng thông báo ít nhất 30 tỷ USD các khoản đầu tư của Libya đã bị phong tỏa trên khắp lục địa và cùng đồng thuận rằng hàng tỷ tiền đầu tư của chính phủ Libya ở nước ngoài không phải là tài sản cá nhân của Gaddafi.[63]

Sau năm 2000, Libya ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế thuận lợi với mức tăng trưởng GDP ước tính khoảng 10,6% trong năm 2010. Sự phát triển này bị gián đoạn bởi Nội chiến Libya, dẫn đến sự suy giảm của nền kinh tế lên tới 62,1% trong năm 2011. Sau chiến tranh, nền kinh tế đã có sự hồi phục vào năm 2012, nhưng sau đó lại bị suy thoái bởi cuộc nội chiến lần thứ hai của Libya. Đến năm 2017, GDP (PPP) bình quân đầu người của Libya chỉ còn bằng 60% so với mức trước chiến tranh [64].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Libya //nla.gov.au/anbd.aut-an35304693 http://poli.vub.ac.be/cbw/cbw/003020100.html http://www.cbv.ns.ca/dictator/Amin.html http://www.lib.unb.ca/Texts/JCS/bin/get7.cgi?direc... http://www.lib.unb.ca/Texts/SCL/Vol22_1/fledderu.h... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F003452.php http://www.unhchr.ch/tbs/doc.nsf/(Symbol)/E.1990.5... http://www.adherents.com/adhloc/Wh_185.html http://allafrica.com/stories/201107210928.html http://www.arabicnews.com/ansub/Daily/Day/060608/2...